Mũi bao xơ là một trong những biến chứng sau nâng mũi thường gặp. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý và phòng ngừa rủi ro này để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân.
Nội dung chính:
1. Mũi bao xơ là gì
Mũi bao xơ là tình trạng mũi bị xơ cứng tại vị trí cấy sụn nhân tạo. Đây là một trong những biến chứng thường gặp và có thể xuất hiện kèm với dấu hiệu sưng đau quanh mũi hay bị chảy nước mũi sau khi nâng mũi.
Triệu chứng bao xơ mũi được phân chia thành 3 cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau:
- Mức độ 1: Fom mũi trông tự nhiên, không xuất hiện điều gì bất thường.
- Mức độ 2: Dáng mũi vẫn bình thường nhưng trông mũi trông hơi cứng, mất tự nhiên.
- Mức độ 3: Khi quan sát bằng mắt thấy sống mũi lệch kèm theo cảm giác sưng đau và có thể nhìn thấy cả vật liệu độn mũi.
- Mức độ 4: Có dấu hiệu sưng phù rõ rệt, mũi xơ cứng và đau nhức nhiều ngày.
Mũi bao xơ là biến chứng thường gặp sau nâng mũi
2. Nguyên nhân gây mũi bao xơ là gì?
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng mũi bao xơ sau nâng mũi.Cụ thể:
- Nâng mũi bằng loại sụn kém chất lượng: Một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ca nâng mũi chính là chất liệu sụn dùng để độn mũi. Do đó, tình trạng mũi bao xơ hoàn toàn có thể xuất hiện do bác sĩ sử dụng loại sụn nhân tạo kém chất lượng, không đạt tiêu chuẩn an toàn.
- Tay nghề bác sĩ kém: Việc nâng mũi bởi một bác sĩ thẩm mỹ không có chuyên môn, nghiệp vụ và không cẩn thận trong từng bước thực hiện chắc chắn sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Không chỉ là tình trạng mũi bao xơ, bạn có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro nghiêm trọng khác.
- Dụng cụ phẫu thuật và phòng mổ không đảm bảo vô trùng: Điều này thường gây ra biến chứng nhiễm trùng sau nâng mũi, trong đó có cả sự hình thành của các bao xơ tại vị trí cấy sụn.
- Cơ địa không phù hợp với sụn nhân tạo: Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp có cơ địa không phù hợp với sụn nhân tạo. Cơ thể họ coi sụn nâng mũi là vật thể lạ và sinh ra các phản ứng để đào thải nó, dần dần dẫn đến tình trạng mũi bao xơ.
- Mũi đã sửa đi sửa lại nhiều lần: Việc sửa mũi nhiều lần khiến cấu trúc da bị phá vỡ và làm các mô da mũi tổn thương, không còn giữ đúng vị trí ban đầu. Do đó, vết thương sau nâng mũi sẽ rất lâu lành, thậm chí dẫn đến hình thành bao xơ tại vị trí cấy sụn nhân tạo.
3. Cách xử lý và phòng ngừa tình trạng mũi bao xơ
Khi nhận thấy tình trạng mũi bao xơ sau nâng mũi, bạn cần liên hệ bác sĩ thẩm mỹ ngay để được thăm khám, chẩn đoán và khắc phục. Tuyệt đối không được tự ý xử trí tại nhà, nhất là khi hiện tượng này kèm các dấu hiệu nguy hiểm như sưng đỏ, chảy dịch mũi. Đây đều là những triệu chứng nguy hiểm cần can thiệp điều trị sớm.
Bạn nên liên hệ bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường sau nâng mũi
Thông thường, các trường hợp mũi bao xơ nặng sẽ phải tháo bỏ sụn nhân tạo và thay thế bằng sụn tự thân. Đây là loại sụn lấy từ chính cơ thể khách hàng nên có độ tương thích cao, mang lại cấu trúc mũi ổn định và ít gây biến chứng sau nâng mũi.
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, để phòng ngừa tình trạng mũi bao xơ, bạn cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau:
- Lựa chọn địa chỉ nâng mũi uy tín.
- Cân nhắc nâng mũi bằng sụn tự thân thay vì sụn nhân tạo.
- Sử dụng thuốc và vệ sinh mũi theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ.
- Không sờ nắn, gãi hoặc tác động mạnh lên mũi.
- Với băn khoăn nâng mũi uống cafe được không, bạn không nên sử dụng loại đồ uống này trong 3 – 4 tuần đầu sau khi thực hiện phẫu thuật bởi các thành phần có trong cafe có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cũng cần kiêng hoàn toàn một số thực phẩm dễ gây sẹo lồi như rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ ăn cay nóng,…
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở sau nâng mũi.
Như vậy, mũi bao xơ là biến chứng thường gặp sau nâng mũi. Tình trạng này cần được can thiệp khắc phục sớm để tránh làm tổn hại tới cấu trúc mũi và sức khỏe. Tốt nhất, bạn nên liên hệ tới cơ sở thẩm mỹ uy tín để nâng mũi nhằm phòng tránh những rủi ro ngoài ý muốn.