Việt Nam ta có rất nhiều phong tục được hình thành từ lâu đời trong đó phải kể đến cúng 49 ngày. Đây là một trong những phong tục để thể hiện thành kính với người đã mất. Hãy cùng Top Google tìm hiểu về cúng 49 ngày như thế nào nhé.
Nội dung chính:
1. Khái niệm về cúng 49 ngày
Khái niệm về cúng 49 ngày
Lễ cúng 49 ngày hay còn được gọi là chung thất hoặc lễ cúng giỗ mở đầu là lễ cúng tuân theo phong tục tập lệ của người Việt và còn là nghi lễ cực kỳ quan trọng không chỉ đối với người còn sống nơi nhân gian mà còn đối với người đã mất.
Trong quan niệm của những người theo đạo giáo, phật giáo thì sau khi chết đi, linh hồn của người đã khuất sẽ ở lại nơi trần gian trong vòng 49 ngày nên thân nhân trong gia đình phải cúng cơm cho họ đều đặn mỗi ngày. Còn theo đạo Phật, người ta quan niệm rằng không phải con người chết là hết. Sau khi thân xác hư hoại thì thần thức của người đã mất sẽ tùy theo nghiệp báo mà tái sanh vào các cõi tương ứng với nghiệp nhân mà họ đã gieo tạo.
2. Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày
Ý nghĩa của việc cúng 49 ngày
Đã có mặt từ lâu đời thế nhưng cũng có rất ít người hiểu lầm về ý nghĩa của việc cúng 49 ngày.
-
Tiễn người đã mất sang thế giới bên kia: theo quan niệm của dân gian, người mất sau 49 ngày thì linh hồn sẽ được siêu thoát mà không còn vướng bận lại nơi trần gian. Vậy nên lễ cúng 49 ngày còn được xem như là buổi tiệc chia tay nhằm tiễn đưa người đã mất sang thế giới bên kia. Vào những ngày này, người thân trong gia đình sẽ thực hiện một mâm cơm cúng 49 ngày để tiễn đưa người mất đồng thời gửi gắm những điều cầu nguyện mong cho vong linh dễ dàng siêu thoát cũng như sớm về nơi miền cực lạc, không còn vướng bận nơi trần gian.
-
Cầu siêu cho linh hồn người đã khuất: ngoài việc đưa tiễn, lễ cúng 49 ngày còn mang ý nghĩa nhằm cầu siêu cho linh hồn người đã mất, giúp cho họ có thể rời nơi cõi trần một cách nhẹ nhàng, thanh thản và mau chóng tái sinh kiếp mới đồng thời nhằm giảm bớt tội mà họ đã gây ra khi còn làm kiếp người.
-
Tưởng nhớ đến người đã mất: Chúng ta thường có quan niệm cho rằng chết là hết. Thế nhưng trong đạo Phật, chúng ta sẽ có 2 phần là phần hồn và phần xác. Khi con người chết đồng nghĩa là thân thể bị hủy hoại trên cõi trần nhưng linh hồn sẽ được tách rời khỏi xác và vẫn tồn tại, đi vào các cõi nghiệp nhân gian tương ứng mà người đó đã gieo tạo khi còn sống.
Điều đặc biệt quan trọng trong lễ cúng 49 ngày thì mọi người phải hết sức thành tâm, đem hết lòng thành của mình ra để tụng niệm cầu nguyện. Do đó, người thân trong gia đình khi lễ cúng 49 ngày cũng mong muốn được gửi gắm những thương tiếc đối với người đã khuất.
3. Những điều kiêng kỵ trong lễ cúng 49 ngày
Những điều kiêng kỵ trong lễ cúng 49 ngày
Tuỳ vào mong muốn của mỗi gia đình mà bàn mâm cúng 49 ngày sẽ có sự khác nhau, có nhà thích làm chay cũng có nhà thích làm mặn. Tuy nhiên, dù với mâm cúng như thế nào thì dưới đây sẽ là những điều kiêng kỵ mà bạn cần phải biết khi làm lễ cúng 49 ngày:
-
Không để xuất hiện trên mâm cúng: đồ uế tạc và sắc, thịt mèo, chó, bò. Hầu như trong phong tục của người Việt Nam thì mâm cúng 49 ngày đều là đồ chay để giảm tránh việc sát sinh tuy nhiên cũng sẽ có những gia đình chọn đồ mặn. Chính vì vậy bạn cần cẩn thận hơn trong việc lựa chọn những nguyên liệu cần thiết cho mâm cúng của mình.
-
Không được khóc lóc: theo quan niệm của ông bà ta, việc người thân khóc lóc sẽ khiến cho vong hồn của người đã khuất vương vấn trần gian, không muốn đi siêu thoát. Vì vậy, bạn chỉ được phép khóc khi thầy cúng cho phép.
4. Kết luận
Với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn qua bài viết trên, hy vọng các bạn sẽ có một cái nhìn khác về việc cúng 49 ngày như thế nào. Nếu muốn tìm hiểu thêm, hãy truy cập vào trang web: https://topgoogle.com.vn/ để biết thêm thông tin nhé.