Các vấn đề về mắt luôn là mối quan tâm hàng đầu trong sức khỏe cộng đồng, và loạn thị là một trong những triệu chứng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vậy loạn thị là gì và ai là những người có nguy cơ mắc phải căn bệnh này? Hãy cùng Top Google tìm hiểu và phân tích chi tiết về vấn đề này trong bài viết sau đây để hiểu rõ hơn và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả!
Nội dung chính:
Loạn thị là gì?
Hình ảnh mắt bị loạn thị
Loạn thị là một dạng khiếm khuyết ở mắt gây ảnh hưởng tới tầm nhìn của người mắc phải. Đây được xem là một dị tật khúc xạ ở mắt. Theo đó, hình ảnh khi đi vào mắt mà không thể hội tụ lại tại võng mạc khiến cho mắt bị mờ
Một người có giác mạc bình thường sẽ có bộ phận trong suốt nằm phía trước nhãn cầu. Tuy nhiên, giác mạc của người bị loạn thì có hình dạng khác thường. Do đó, ánh sáng thay vì tụ lại một điểm sẽ bị khuếch tán trên võng mạc. Hình ảnh mà mắt người loạn thị nhận được sẽ bị méo mó và bị nhòe đi
Có hai dạng loạn thị cơ bản. Đó là:
-
Loạn thị giác mạc: nghĩa là tình trạng giác mạc bị lệch
-
Loạn thị thấu kính: là tình trạng ống kính bị lệch
Ngoài ra, người bị loạn thị sẽ thường mắc các tật khúc xạ như cận thị hoặc viễn thị
Những triệu chứng khi mắc phải tật loạn thị
Người mắc tật loạn thị thường có các triệu chứng như sau:
-
Hình ảnh nhìn thấy bị nhòe đi hoặc méo mó
-
Khó nhìn khi ở trong không gian tối
-
Thường xuyên bị mỏi mắt, nhức mắt
-
Khi tập trung nhìn dễ bị đau đầu, chóng mặt
Nguyên nhân chính dẫn tới loạn thị
Sử dụng máy tính nhiều gây loạn thị
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới loạn thị. Trong đó, nguyên nhân chính là do sự biến dạng của giác mạc
Giác mạc bình thường có hình dạng uốn cong như quả bóng tròn. Đặc thù này sẽ giúp tia sáng tụ lại một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, người mắc tật loạn thị giác mạc sẽ thường có hình quả trứng với hai đường cong khác nhau. Do đó, tia sáng sẽ tụ lại trên nhiều điểm tại võng mạc khiến hình ảnh thu được bị mờ hoặc méo mó
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan khác dẫn đến loạn thị như:
-
Do yếu tố di truyền
-
Do di chứng phẫu thuật hoặc những chấn thương trước đó ở mắt
-
Trẻ sinh non cũng có nguy cơ mắc loạn thị cao hơn bình thường
-
Người mắc bệnh Keratoconus
Những đối tượng có nguy cơ bị loạn thị
Loạn thị là bệnh lý về mắt có thể bắt gặp ở mọi lứa tuổi. Từ trẻ em đến người trưởng thành hay người già đều có nguy cơ mắc phải vấn đề này. Trong đó, những người thường xuyên làm việc và học tập trong điều kiện không đủ ánh sáng hoặc ánh sáng quá chói có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bên cạnh đó là những người thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử, điện thoại, máy tính,…
Cách phòng ngừa tật loạn thị
Những thực phẩm bổ sung tốt cho mắt
Tật loạn thị không thể ngăn chặn, tuy nhiên chúng ta có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như:
-
Chú ý làm việc, học tập tại nơi có đủ ánh sáng
-
Đeo kính chống ánh sáng xanh khi làm việc với máy tính
-
Cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên
-
Giảm căng thẳng cho mắt bằng việc nhìn vào thiên nhiên, cây xanh
-
Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như carot, cà chua, ớt chuông đỏ, omega3…
-
Kiểm tra mắt định kỳ để nắm được tình trạng của mắt
-
Có chế độ sinh hoạt và chăm sóc mắt hợp lý
-
Thường xuyên thực hiện các bài thể dục để rèn luyện sức khỏe cho mắt
Những câu hỏi thường gặp về Loạn thị
Câu hỏi 1: Loạn thị là gì?
- Trả lời: Loạn thị là một tật khúc xạ trong mắt, xảy ra khi giác mạc hoặc thủy tinh thể không có hình dạng tròn hoàn hảo mà có bề mặt cong bất thường, dẫn đến hình ảnh bị mờ hoặc biến dạng. Điều này khiến mắt khó nhìn rõ các vật thể ở các khoảng cách khác nhau.
Câu hỏi 2: Nguyên nhân gây ra loạn thị?
- Trả lời: Loạn thị có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm di truyền, sự phát triển không đều của giác mạc hoặc thủy tinh thể, hoặc do chấn thương mắt. Ngoài ra, các bệnh lý như viêm mắt cũng có thể dẫn đến loạn thị.
Câu hỏi 3: Triệu chứng của loạn thị là gì?
- Trả lời: Triệu chứng phổ biến của loạn thị bao gồm nhìn mờ, hình ảnh bị kéo dài hoặc biến dạng, mắt mệt mỏi hoặc đau đầu khi đọc sách hoặc làm việc trong môi trường ánh sáng yếu. Một số người còn cảm thấy khó khăn khi lái xe, đặc biệt là vào ban đêm.
Câu hỏi 4: Loạn thị có thể điều trị được không?
- Trả lời: Loạn thị có thể điều trị được bằng các phương pháp như đeo kính thuốc, mang kính áp tròng, hoặc phẫu thuật LASIK. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ loạn thị và tình trạng mắt của từng người.
Câu hỏi 5: Loạn thị có ảnh hưởng đến cuộc sống không?
- Trả lời: Nếu không được điều trị, loạn thị có thể ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ của mắt và gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, với phương pháp điều trị phù hợp, người mắc loạn thị hoàn toàn có thể cải thiện thị lực và duy trì chất lượng cuộc sống.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về loạn thị là gì và các vấn đề liên quan. Top Google luôn sẵn sàng cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích, giúp bạn chăm sóc sức khỏe mắt một cách tốt nhất. Để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác, đừng ngần ngại truy cập website của chúng tôi ngay hôm nay!