Phương pháp điều trị nhắm trúng đích là phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn di căn giúp giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống tuy nhiên thuốc có những tác dụng phụ không mong muốn.
Nội dung chính:
Điều trị nhắm trúng đích trong ung thư phổi là gì?
Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của tế bào ung thư là sự xuất hiện của đột biến của các gen chịu trách nhiệm tăng trưởng tế bào (gọi là oncogenes). Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích là phương pháp tác động vào các phân tử đặc hiệu cần thiết cho quá trình sinh ung thư và phát triển khối u (Các oncogenes và những protein tạo ra bởi các oncogenes này); tác động vào các thụ thể nằm trên màng tế bào hoặc trong tế bào.
Các loại thuốc sử dụng trong liệu pháp đích trong điều trị ung thư phổi
– Nhóm thuốc thế hệ 1 bao gồm Erlotinib và Gefitinib. Cả hai thuốc có hiệu quả điều trị tương đương nhau, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng tỉ lệ đáp ứng bướu, kéo dài thời gian bệnh không tiến triển thêm 5-6 tháng so với hóa trị. Việc sử dùng Erlotinib hoặc Gefitinib cho nhóm bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV, đã được điều trị hóa chất trước đó, có đột biến EGFR dương tính, cũng giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh từ 8.3 tháng đến 10 tháng, với độc tính độ III, IV thấp.
– Nhóm thuốc thế hệ 2 bao gồm Afatinib và Dacomitinib. Afatinib, giúp kéo dài thời gian sống thêm không bệnh lên 11.1 tháng
– Nhóm thuốc thế hệ 3 bao gồm Osimertinib (thuốc tagrix 80mg, Osicent, thuốc osimert…) Tương tự nhóm thuốc thế hệ 2, Osimertinib cũng có khả năng ức chế hoạt động của đột biến gen EGFR một cách bền vững, không hồi phục. Đặc biệt, nó còn có thể ức chế đột biến gen T790M. Đây là một loại đột biến gen làm tăng khả năng thất bại điều trị mà thuốc thế hệ 1 và 2 không có tác dụng. Nó xuất hiện ở khoảng 60% trường hợp người bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị thuốc nhắm trúng đích EGFR thế hệ 1 hoặc 2 sau khoảng thời gian 9.7-13 tháng. Việc sử dung Osimertinib bước 1 giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh là 19 tháng (nghiên cứu FLAURA).
Tác dụng phụ của thuốc đích điều trị ung thư phổi
Tác dụng phụ của hóa chất khác nhau tùy vào từng bệnh nhân, loại thuốc và liều dùng, cũng như tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Hầu hết các phác đồ hóa trị đều có tác dụng không mong muốn Một số tác dụng phụ thường gặp là:
– Mệt mỏi: là triệu chứng thường gặp nhất. Bạn có thể cảm thấy chán ăn, ăn không ngon, nhanh đói hoặc nhanh no hơn bình thường. Nhưng các triệu chứng này sẽ cảm thấy tốt dần hơn theo thời gian cho đến lần điều trị tiếp theo, việc của bạn là hãy vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, tạo cho mình những giấc ngủ ngắn, và có thể ngâm mình trong bồn tắm nước nóng mỗi ngày để thư giãn.
– Chán ăn, buồn nôn, và nôn: Do tác động của hóa chất lên niêm mạc đường tiêu hóa. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng một số thuốc chống nôn như ondansetron, dexamethasone, primperan… Thay vì ăn 1 lượng lớn thức ăn trong 1 bữa, bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn thành 5,6 bữa trong ngày. Tránh các đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ có thể làm bạn khó chịu.
– Viêm loét miệng và thay đổi vị giác: Đây là một trong những tác dụng phụ hay gặp khi điều trị hóa chất do hóa trị có thể gây tổn thương tế bào niêm mạc miệng và họng. Đây là nguyên nhân gây viêm loét, đau, được gọi là viêm niêm mạc miệng. Viêm niêm mạc miệng thường xảy ra sau 5 tới 14 ngày sau truyền hóa chất. Vết loét có thể bị nhiễm trùng. Bạn nên tránh các loại thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn cay, vệ sinh răng miệng giúp giảm nguy cơ bị viêm loét miệng. Viêm loét miệng có thể khỏi hoàn toàn sau khi kết thúc điều trị.
– Tiêu chảy: Một số hóa trị gây tác dụng phụ tiêu chảy, hoặc đau bụng. Ngăn ngừa tiêu chảy hoặc điều trị sớm bằng các thuốc men tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng mất nước. Nó cũng giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe khác. Bệnh nhân nên tránh các thức ăn nhiều dẫu mỡ, cay nóng, rau củ sống, thực phảm dễ sinh hơi như các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phảm có quá nhiều gia vị, đồ uống có ga hoặc đồ uống quá nhiều đường
– Táo bón: Táo bón cũng là một trong các tác dụng phụ hay gặp. Một chế độ ăn hợp lý, nhiều rau xanh, hoa quả và chất xơ, uống trên 2 lít nước mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng có thể giúp bạn giảm nguy cơ táo bón khi điều trị.
– Các rối loạn về máu: Giảm các dòng máu: bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
– Tim mạch: một số hóa chất có thể gây tác động lên hệ tim mạch như làm rối loạn nhịp tim, suy tim. Bạn có thể gặp các triệu chứng đau ngực, khó thở, mệt do hóa chất gây ra.
Shopduoc.vn có bán thuốc đích điều trị ung thư phổi giá tốt. Để mua thuốc thuốc tagrix 80mg, Osicent, thuốc osimert…giá tốt liên hệ chúng tôi.