Chắc có lẽ mọi người đã từng nghe qua các khái niệm về phá giá tiền tệ, mất giá và tăng giá trong tài chính. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về phá giá tiền tệ, vì sao Chính phủ nhà nước lại dùng các biện pháp phá giá tiền tệ? Hoạt động này có đồng nghĩa với khủng hoảng kinh tế? Lợi ích sau khi thực hiện phá giá tiền tệ là gì?

Để hiểu sâu hơn về khái niệm này, cũng như tích lũy thêm kiến thức cho bản thân, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu.

Phá giá tiền tệ là gì?

Phá giá tiền tệ hay Currency Devaluation trong tiếng Anh, là một biện pháp làm giảm giá trị của đồng tiền nội tệ so với ngoại tệ, đồng nghĩa với việc khiến tỷ giá đối hoái danh nghĩa tăng lên so với ban đầu.

phá giá tiền tệ là gì

phá giá tiền tệ là gì?

Thời điểm hiện tại, trước tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô, tỷ giá đối hoái của tiền tệ gắn liền với đồng đô la Mỹ hoặc Euro chứ không còn theo vàng như trước nữa. Kỹ thuật phá giá thường được Chính phủ các nước áp dụng để tác động, điều chỉnh tới nền kinh tế.

Mục đích và tác động của phá giá tiền tệ?

Việc phá giá tiền tệ không đồng nghĩa với việc gây ra khủng hoảng kinh tế, mà đa phần đều có mục đích khi thực hiện, có thể nói tới như:

  • Phá giá tiền tệ kích thích các hoạt động kinh tế, dịch vụ đối ngoại có thu ngoại tệ, kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại sử dụng ngoại tệ,… Từ đó cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng tỷ giá đối hoái danh nghĩa.
  • Kích thích các dòng ngoại tệ kiều hối, khuyến khích nhập khẩu vốn, đi kèm với việc hạn chế các dòng vốn ra nước ngoài, tăng cung ngoại tệ khiến cho tỷ giá đối hoái danh nghĩa tăng.

mục đích và tác động phá giá

phá giá tiền tệ có mục đích và tác động gì?

Từ đó nó sẽ gây tác động, có thể là một trong hai hướng:

  • Hướng đầu tiên, khi phá giá tiền tệ, Ngân hàng Trung ương buộc phải dùng nội tệ để mua ngoại tệ, đây thực ra là phát hành thêm tiền vào nền kinh tế, làm tăng lượng tiền mạnh. Từ đó cung tiền được tăng theo cấp số nhân.
  • Hướng thứ hai là khi phá giá tiền tệ, sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước sẽ tăng lên khi các yếu tố khác không thay đổi. Nhập khẩu sẽ giảm xuống trong khi xuất khẩu thì tăng, từ đó xuất khẩu ròng tăng, dẫn tới việc tăng tổng cầu, tăng sản lượng cũng như việc làm cho người dân.

Các loại phá giá?

Có bốn loại phá giá chính thường thấy như sau:

  • Chính thức: Được Ngân hàng Trung ương của nhà nước công nhận về sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Quá trình này diễn ra đột ngột và tỷ giá mới đang được thiết lại tại các điểm trao đổi tiền tệ.
  • Không công khai: Không có tuyên bố chính thức nào về việc phá giá, khiến nó gần như vô hình với công chúng. Việc này có khả năng gây ra việc lạm phát, nhưng nó cũng cho phép các nhà sản xuất hàng hoá trong nước được điều chỉnh theo sự thay đổi của giá cả và cạnh tranh với các nhà sản xuất của nước ngoài.
  • Có kiểm soát: Được Ngân hàng Trung ương thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sự mất giá của đồng tiền quốc gia trong thời gian ngắn hạn.
  • Không kiểm soát: Thường là loại diễn ra phổ biến nhất, sự mất giá của đồng tiền quốc gia không bị hạn chế cũng như các biện pháp giảm thiểu thiệt hại từ việc này cũng không có hiệu lực.

Tổng kết về vai trò của phá giá tiền tệ

Nhìn chung, Chính phủ sử dụng các biện pháp phá giá tiền tệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hoá trên thị trường một cách nhanh chóng. Nó sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc thực hiện cơ chế để nền kinh tế tự điều chỉnh theo hướng suy thoái.

vai trò phá giá tiền tệ

phá giá tiền tệ có vai trò quan trọng

Không những vậy, mức lạm phát cũng sẽ xuống thấp, kéo dài cho đến khi năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu gia tăng. Việc sử dụng các biện pháp phá giá của Chính phủ sẽ tạo một cú sốc mạnh và kéo dài để cân bằng cán cân thương mại. Các biện pháp phá giá tiền tệ nếu được sử dụng một cách hợp lí và hiệu quả sẽ giúp ích rất nhiều cho nền kinh tế quốc gia.

Bài viết liên quan