Vạch kẻ cấm đỗ xe có màu vàng, thường xuất hiện trên nhiều tuyến phố nhằm báo hiệu cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được những thông tin, quy định về vạch kẻ này.

Quy định về vạch kẻ đường cấm dừng đỗ

Vạch kẻ cấm đỗ xe là vạch nét liền màu vàng (Nguồn: Sưu tầm)

1. Phân biệt 2 loại vạch kẻ cấm đỗ xe trên đường

Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về biển báo, ký hiệu báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, các loại vạch kẻ đường cấm đỗ xe được quy định như sau:

1.1. Vạch kẻ cấm đỗ xe 6.1

Vạch 6.1 thường được sử dụng kết hợp với biển “Cấm đỗ xe” trên mặt đường hoặc trong tình trạng độc lập với ý nghĩa tương tự.

Dấu hiệu nhận biết của loại vạch này là những đoạn đứt khúc màu vàng, với vị trí xuất hiện linh hoạt:

  • Sát mép mặt đường phía cấm đỗ xe: Phần sơn vàng có bề rộng ít nhất 15cm hoặc bằng bề rộng và kéo dài trên toàn bộ mặt đứng / mặt vát của đá vỉa (phần tiếp giáp với mặt đường).

  • Trên mặt đường khi không có bó vỉa sát mép mặt đường: Phần sơn vàng nằm ở mặt đường phía cấm đỗ xe, với bề rộng là 15cm và cách mép đường 30cm.

Vạch kẻ cấm đỗ xe 6.1

Vạch kẻ 6.1 với những đoạn đứt khúc màu vàng biểu thị hiểu lệnh cấm đỗ xe (Nguồn: Sưu tầm)

Tùy vào nhu cầu về giao thông ở từng đoạn đường cụ thể, cơ quan chức năng có thể dựng thêm các biển báo phụ quy định thời gian cấm đỗ xe, cũng như đối tượng và phạm vi sử dụng.

1.2. Vạch cấm dừng xe, cấm đỗ xe 6.2

Vạch 6.2 thường xuất hiện cùng với biển báo “Cấm dừng, đỗ xe” hoặc ký hiệu chữ “Cấm dừng, đỗ xe”, với hiệu lệnh phương tiện không được phép dừng, đỗ xe ở khu vực này.

Khác với vạch 6.1, vạch 6.2 là một đường nét liền màu vàng, cụ thể tùy theo thiết kế vỉa hè:

  • Sát mép mặt đường phía cấm dừng xe hoặc đỗ xe: Phần sơn vàng có bề rộng ít nhất 15cm hoặc bằng bề rộng và kéo dài trên toàn bộ mặt đứng / mặt vát của viên đá vỉa (phần tiếp giáp mặt đường)

  • Trên mặt đường phía cấm dừng/đỗ xe khi không có bó vỉa sát mép mặt đường: Phần sơn vàng có bề rộng 15cm và được sơn cách mép đường 30cm.

vạch kẻ cấm đỗ xe, dừng xe 6.2

Vạch kẻ 6.2 biểu thị hiệu lệnh cấm dừng, đỗ xe (Nguồn: Sưu tầm)

Đỗ xe là tình trạng xe dừng di chuyển và không bị giới hạn về mặt thời gian. Chủ phương tiện được phép ngồi trong xe hoặc rời đi sau khi đã tắt máy. Tại các biển cấm đỗ, người điều khiển vẫn được phép dừng xe trong thời gian cho phép, kèm theo một số quy định khác. Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện vạch 6.2, người lái không được phép dừng dù là trong thời gian ngắn, kể cả khi có người ngồi trên xe, vẫn nổ máy và có bật đèn cảnh báo. Đây là sự khác biệt rõ rệt giữa vạch 6.1 và vạch 6.2 mà chủ xe cần lưu ý.

Tại Việt Nam, 2 loại vạch trên hiếm khi xuất hiện, thay vào đó là các loại biển báo và ký hiệu. Vì vậy người lái sẽ dễ dàng sai phạm nếu không có sự quan sát kĩ hoặc không nắm rõ luật định.

2. Đỗ xe tại nơi có vạch kẻ cấm đỗ bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 9 Luật Giao thông đường bộ 2008, chủ phương tiện trong quá trình lưu thông phải chấp hành đúng quy định về báo hiệu đường bộ, bao gồm cả hiệu lệnh, tín hiệu đèn, vạch kẻ đường, biển báo tường rào hoặc cọc tiêu. Trong trường hợp xuất hiện vạch kẻ cấm đỗ xe, chủ xe cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của từng loại vạch.

Nếu vi phạm, cá nhân sẽ bị xử phạt theo quy định hiện hành của pháp luật. Căn cứ điểm a khoản 1 và điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) và  điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt do dừng, đỗ sai khu vực là 300.000 – 400.000 đồng, đồng thời tịch thu Giấy phép lái xe từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.

Lỗi đỗ ô tô tại nơi có vạch kẻ cấm đỗ xe

Đỗ xe ô tô tại nơi có vạch kẻ cấm đỗ xe sẽ bị phạt từ 300.000 – 400.000 đồng (Nguồn: Sưu tầm)

3. Một số lưu ý khi dừng, đỗ xe tại vạch kẻ cấm đỗ

Để đảm bảo an toàn, người lái nên lưu ý thêm nguyên tắc khi dừng, đỗ xe trên đường phố, tránh bị xử phạt. Cụ thể như sau:

  • Quan sát kĩ khu vực xung quanh trước khi thực hiện thao tác dừng, đỗ.

  • Không mở cửa xe hoặc bước xuống khi chưa đảm bảo an toàn cho mình và những người tham gia giao thông khác.

  • Nếu dừng xe tại các biển, ký hiệu cấm đỗ, lái xe chú ý không tắt máy, bật đèn cảnh báo theo quy định để phương tiện khác nhận biết, tránh va chạm.

  • Đảm bảo quy chuẩn đỗ xe cách mép đường 25cm.

  • Không đỗ xe tại các vị trí nhạy cảm: trên vỉa hè, trước cửa cơ quan, điểm giao nhau, mặt cắt đường hẹp, vạch kẻ đường cho người đi bộ,…

  • Chèn bánh nếu đỗ xe trên đoạn đường dốc để tránh bị trượt, giảm lực hãm cho phanh xe, đảm bảo tuổi thọ cho phương tiện, đồng thời không gây nguy hiểm cho người khác.

  • Để lại thông tin liên hệ trên xe để liên hệ trong trường hợp cần di dời xe hoặc có vấn đề liên quan tới vị trí đỗ.

Lưu ý đỗ xe tại vạch đỗ ô tô

Chủ phương tiện lưu ý quan sát kĩ xung quanh trước khi dừng, đỗ (Nguồn: Sưu tầm)

Các quy định về vạch kẻ cấm đỗ xe được thiết lập nhằm kiểm soát tình trạng lưu thông của phương tiện, giảm tránh ùn tắc và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của người tham gia giao thông. Ngoài dấu hiệu nhận biết trên, người tham gia giao thông nên sử dụng kết hợp các quy định khác một cách linh hoạt, tránh gây nguy hiểm cho mình và người khác.

Tìm hiểu thêm những quy định mới nhất về Luật Giao thông tại website VinFast. Tại đây, quý khách hàng có thể tham khảo thông tin, đặt cọc xe điện VF 5 để có cơ hội trải nghiệm những dòng xe hiện đại, với thiết kế thời thượng và công nghệ an toàn  “vượt phân khúc”.

Để được hỗ trợ tư vấn cụ thể về sản phẩm và dịch vụ của VinFast, khách hàng có thể liên hệ qua thông tin dưới đây:

  • Tổng đài trực tư vấn: 1900 23 23 89.

  • Email chăm sóc khách hàng: support.vn@vinfastauto.com

*Thông tin trong bài mang tính tham khảo.

Bài viết liên quan