Đặt tên công ty là bước khởi đầu quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Tên gọi không chỉ cần dễ nhớ, đồng bộ với thương hiệu mà còn phải tuân thủ quy định pháp luật. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên tắc đặt tên hợp pháp và gợi ý những cách đặt tên sáng tạo, ý nghĩa nhất cho doanh nghiệp của bạn.
Nội dung chính:
1. Nguyên tắc đặt tên công ty theo quy định của pháp luật
Khi đặt tên công ty tại Việt Nam, doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định của pháp luật, cụ thể là theo Luật Doanh nghiệp 2020. Dưới đây là các nguyên tắc quan trọng cần lưu ý:
Cơ sở pháp lý: Tên công ty gồm hai thành phần chính: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
-
Loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,…
-
Tên riêng: Do doanh nghiệp tư đặt, có thể kèm chữ số và ký hiệu và phát âm được.
Những điều cấm kỵ khi đặt tên:
-
Không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác. Cụ thể:
-
Không được đặt tên trùng hoàn toàn với công ty khác.
-
Không được chỉ thay đổi loại hình doanh nghiệp mà giữ nguyên tên riêng. Ví dụ: “Công ty TNHH ABC” đã tồn tại → Không thể đăng ký “Công ty Cổ phần ABC”.
-
Không được dùng tên viết tắt hoặc tên nước ngoài trùng với công ty khác.
-
Không được sử dụng các ký hiệu, dấu câu, từ ngữ phát âm tương tự để tạo sự khác biệt giả tạo.
-
-
Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị khi chưa được chấp thuận.
-
Không dùng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức.
Doanh nghiệp cần lưu ý những cấm kỵ khi đặt tên công ty
2. Gợi ý các cách đặt tên công ty hay và ý nghĩa
Khi đặt tên công ty, ngoài việc tuân thủ quy định pháp luật, doanh nghiệp cũng nên chọn một cái tên có ý nghĩa, dễ nhớ, phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và định hướng phát triển. Dưới đây là một số cách đặt tên công ty phổ biến:
2.1. Đặt tên theo ngành nghề kinh doanh
Cách này giúp khách hàng dễ dàng nhận diện lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
-
Ví dụ:
-
Thành lập trung tâm Anh ngữ: Công ty TNHH Giáo Dục Bright English, Công ty Cổ phần Ngôn Ngữ Quốc Tế Elite, Trung Tâm Ngoại Ngữ Global Edu
-
Thành lập công ty xây dựng: An Phát Construction, Công ty CP Kiến Trúc Việt House
-
Thành lập công ty công nghệ: TechVision, Smart Solutions, Công ty TNHH Phần Mềm Sáng Tạo
-
Lưu ý: Cách đặt tên này giúp công ty dễ dàng định vị thương hiệu, nhưng cũng có thể bị giới hạn nếu doanh nghiệp muốn mở rộng sang lĩnh vực khác trong tương lai. Ví dụ, tên có chứa ngành nghề phù hợp với cách mở trung tâm dạy thêm nhưng nếu bạn muốn mở rộng sang dạy kỹ năng mềm thì sẽ trở nên khó khăn hơn trong việc truyền thông đến đối tượng khách hàng mong muốn.
2.2. Đặt tên công ty theo tiếng nước ngoài
Tên nước ngoài mang lại cảm giác chuyên nghiệp, hiện đại và dễ dàng tiếp cận thị trường quốc tế.
-
Ví dụ:
-
Công ty công nghệ: NextGen Tech, Innovative Solutions
-
Công ty thời trang: Style Vogue, Fashionista Co., Ltd.
-
Công ty giáo dục: Future Academy, SmartEdu
-
Lưu ý: Nếu chọn tên tiếng nước ngoài, cần đảm bảo cách phát âm dễ dàng, tránh nhầm lẫn hoặc khó đọc đối với người Việt Nam.
2.3. Đặt tên theo địa danh nổi tiếng
Cách này giúp doanh nghiệp thể hiện sự gắn kết với một vùng miền hoặc địa danh nổi tiếng, tạo ấn tượng về uy tín và chất lượng.
-
Ví dụ:
-
Công ty du lịch: Công ty CP Du Lịch Sapa Travel, Công ty TNHH Vietnam Heritage Tours, Công ty Du Lịch Hạ Long Bay Tours
-
Công ty bất động sản: Sài Gòn Land, Đà Lạt Home, Mekong Real Estate
-
Công ty thực phẩm: Tây Nguyên Coffee, Huế Royal Foods, Hà Nội Delicacy
-
Lưu ý: Cần kiểm tra tính pháp lý của việc sử dụng địa danh trong tên doanh nghiệp và tránh vi phạm sở hữu trí tuệ.
2.4. Đặt tên theo phong thủy, hợp tuổi, hợp mệnh
Cách này phù hợp với doanh nhân tin vào phong thủy, giúp mang lại may mắn, tài lộc và sự phát triển bền vững cho công ty.
-
Đặt theo ngũ hành (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ):
-
Mệnh Kim: Phát Tài Group, Thịnh Vượng Holdings
-
Mệnh Mộc: GreenTech, Công ty TNHH Trường Xuân
-
Mệnh Thủy: Hải Đăng Logistics, Blue Ocean Co., Ltd.
-
Mệnh Hỏa: Hồng Phát, Đại Nhật Co., Ltd.
-
Mệnh Thổ: An Khang Land, Bình Minh Construction
-
-
Đặt theo tuổi, bản mệnh của chủ doanh nghiệp:
-
Người mệnh Thủy nên chọn các từ liên quan đến nước, biển: Đại Dương, Long Vũ
-
Người mệnh Hỏa nên chọn các từ mang tính năng lượng, ánh sáng: Hồng Phát, Minh Quang
-
Người mệnh Kim phù hợp với từ thể hiện sự bền vững, kim loại: Thịnh Phát, Vàng Kim
-
Lưu ý: Khi đặt tên theo phong thủy, cần kết hợp với ý nghĩa thực tế và kiểm tra tính khả dụng của tên cũng như cần linh hoạt kết hợp với loại hình kinh doanh để không bị nhầm lẫn với những công ty khác.